Sự bùng nổ của Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) trong thời gian qua đã thay đổi nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày, trong đó không thể không kể đến sự thay đổi của điện thoại thông minh.
Điện thoại thông minh giờ đây không chỉ đơn thuần là thiết bị để gọi điện, nhắn tin mà đã trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ công việc, giải trí và học tập. Vậy thế giới di động đã và đang thay đổi như thế nào dưới sự tác động của AI? AI đã làm xáo trộn kỷ nguyên cập nhật điện thoại thông minh dài hạn ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
AI không chỉ hỗ trợ trên sản phẩm mới
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày một tích hợp sâu rộng vào cuộc sống hiện đại, và điện thoại thông minh không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, sự phát triển của AI cũng đặt ra những thách thức mới về cập nhật hệ điều hành và phần mềm cho các thiết bị.
Một ví dụ điển hình về sự thay đổi này là việc Samsung giới thiệu dòng Galaxy S24 với AI tích hợp. Nhờ vào AI, các tính năng mới mẻ và tinh vi, như khả năng dịch ngôn ngữ theo thời gian thực, trợ lý ảo thông minh, và các công cụ chỉnh sửa hình ảnh được cải tiến vượt bậc, đã trở thành hiện thực trên dòng điện thoại này.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi: Liệu những tính năng tuyệt vời này có thể được mang đến cho những thiết bị cũ hơn thông qua cập nhật? Thông tin vui mừng là, Samsung đã nhanh chóng đáp ứng với sự mong đợi bằng cách tung ra bản cập nhật One UI 6.1, bao gồm cả tính năng Galaxy AI cho dòng Galaxy S23, Tab S9, và các thiết bị màn hình gập như Galaxy Z Flip5 và Z Fold5.
Cứ ngỡ rằng, công nghệ AI sẽ mang đến một sự cải tiến đồng đều cho tất cả các thiết bị. Thế nhưng, rất nhanh chóng người dùng đã nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong việc hỗ trợ các tính năng của AI trên các dòng thiết bị khác nhau. Mới đây, dòng Galaxy S21 cũng được hỗ trợ AI và chỉ hỗ trợ tính năng Circle to Search.
Mặt khác, người dùng cũng phát hiện ra những giới hạn trong việc hỗ trợ các tính năng AI trên các thiết bị cũ hơn. Một số tính năng của AI như Note Assist, Live Translate và Chat Assist yêu cầu kết nối internet và có thể không được hỗ trợ trên các thiết bị cũ hơn.
Cập nhật AI cho thiết bị cũ gặp nhiều thách thức
Trong quá trình phát triển và cập nhật, AI đặt ra rất nhiều thách thức. Không chỉ đến từ việc phải áp dụng công nghệ mới mà còn ở việc đáp ứng yêu cầu cốt lõi của người dùng. Những yêu cầu này thường xuyên thay đổi và phát triển theo cấu trúc phức tạp của AI nên Samsung và các hãng khác cần phải cập nhật liên tục để không bị tụt hậu.
Một trong những thách thức lớn nhất Samsung phải đối mặt là việc cung cấp các tính năng mới nhất của AI cho các thiết bị cũ. Trong rất nhiều trường hợp, ngay cả khi cập nhật phần mềm mới nhất, phần cứng cũ của thiết bị có thể không tương thích với các tính năng AI mới nhất. Điều này có thể tạo ra sự phân biệt giữa các mô hình điện thoại cũ và mới, từ đó gây bối rối và thất vọng cho người dùng.
Ngoài ra, việc cung cấp các tính năng mới trên toàn bộ dòng sản phẩm cũng không phải lúc nào cũng khả thi, đặc biệt đối với những tính năng yêu cầu hệ thống phần cứng mạnh mẽ. Samsung đã phải quyết định giữa việc giữ nguyên các tính năng để đảm bảo sự công bằng.
Thêm vào đó, việc quảng cáo rằng một thiết bị sẽ được cập nhật trong nhiều năm không đồng nghĩa với việc nó sẽ nhận được mọi tính năng mới. Điều này đã tạo ra một lo lắng đối với người dùng khi họ không biết liệu thiết bị của họ có thể nhận được cập nhật tính năng mới mà hãng sản xuất tung ra hay không.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng phần cứng, khả năng xử lý và chi phí từng ngân sách, song rõ ràng là AI đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận và tiếp nhận các bản cập nhật phần mềm dài hạn cho điện thoại thông minh.
Điều này không chỉ đòi hỏi việc thay đổi quan niệm của khách hàng về câu hỏi “Tại sao phải nâng cấp?”, mà còn đặt ra nhu cầu cho các nhà sản xuất như Samsung cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về loại tính năng AI mà các dòng điện thoại thông minh của họ hỗ trợ. Điều này giúp người dùng thực hiện quyết định mua sắm thông minh hơn dựa trên nhu cầu thực tế của họ.
Cập nhật lâu không bằng cập nhật sâu
Quả thật, cận cảnh vào cuộc cách mạng AI, ta nhận thấy rằng không chỉ là vấn đề cập nhật dài hạn mà còn ở chỗ cập nhật sâu về phạm vi tính năng AI đang được tích hợp. Điều này có nghĩa các hãng cần tiếp tục đề cao và cố gắng duy trì sức mạnh phần cứng trong thời gian lâu dài, song song đó cũng cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện và tối ưu hóa phần mềm thông qua AI.
Việc một chiếc điện thoại thông minh có khả năng hỗ trợ cập nhật lâu dài như 4-5 năm có thể nghe có vẻ rất ấn tượng; nhưng nếu trong quá trình cập nhật, phần lớn các tính năng mới được giảm nhẹ hoặc giản lược, thì điều đó có thể khiến cho thời gian cập nhật dài lâu trở nên ít giá trị hơn.
Nếu xét về lâu dài, người dùng sẽ không chỉ đơn giản là muốn hoặc cần một thiết bị có thể cập nhật lâu dài mà còn mong đợi rằng thiết bị của họ sẽ tiếp tục phát triển. Họ muốn thấy rằng mỗi bản cập nhật sẽ không chỉ đơn giản là giữ cho thiết bị của họ ở trạng thái hoạt động tốt, mà còn mang lại cho họ những tính năng mới, những đổi mới thực sự.
Ví dụ về việc hỗ trợ cập nhật cho Galaxy S21 là một ví dụ, mặc dù có hỗ trợ AI nhưng thực sự không đáng kể. Điểu này ban đầu đã gieo rắc nhiều hy vọng, song thứ người dùng nhận lại là không đáng kể và gây thất vọng nhiều.
Tổng kết
Cuối cùng, yếu tố kinh tế cũng gây ra thách thức. Sự ra đời của AI đã đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ, nhưng cũng đòi hỏi đầu tư đáng kể về thời gian, nguồn lực và tiền bạc. Điều này có thể gây ra áp lực lớn cho các hãng sản xuất như Samsung khi họ cố gắng cân đối giữa việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển.