Ray Tracing là một trong những công nghệ gaming hàng đầu thế giới hiện nay với khả năng mang đến trải nghiệm hình ảnh đẹp mắt nhất. Độ hot của Ray Tracing đến nay vẫn không hề thuyên giảm khi các dòng VGA mới đều phải sở hữu công nghệ này.
Ray Tracing là gì?
Ray Tracing (hay công nghệ dò tia) là kỹ thuật giúp máy tính tạo ra một hình ảnh bằng cách dò đường đi của ánh sáng qua những điểm ảnh trên cùng một mặt phẳng ảnh và từ đó mô phỏng hiệu ứng của nó khi tương tác với các vật ảo xung quanh.
Ray Tracing có khả năng theo dõi các ánh sáng được hấp thụ, phản chiếu, tán xạ và phân tán ra các đối tượng khác trong môi trường. Tính năng này áp dụng trên tất cả nguồn ánh sáng và mặt phản chiếu, từ đó giúp hình ảnh hiển thị lên một tầm cao mới.
Qua những hình ảnh sau đây có thể thấy được công nghệ Ray Tracing đã giúp hình ảnh hiển thị đẹp mắt và ấn tượng đến mức nào.
Ray Tracing chỉ có thể hoạt động khi PC, Laptop được trang bị card màn hình hiệu năng cao, CPU thế hệ mới để có đủ sức mạnh chạy game. Vậy nên đòi hỏi người chơi phải build PC cấu hình cao.
Công nghệ Ray Tracing có gì nổi bật?
Khả năng phản chiếu (Ray tracing – Reflection)
Trong các tựa game bình thường hình ảnh phản chiếu trên gương, mặt nước hay cửa sổ sẽ là hình 2D được vẽ sẵn để tạo ra hiệu ứng phản chiếu. Cũng vì vậy mà hình ảnh phản chiếu sẽ không thay đổi khi người chơi thay đổi góc độ.
Ray Tracing Reflection ra đời giúp các nhân RT sẽ dò theo tia sáng phát ra từ nguồn sáng và phản chiếu lên bề mặt vật liệu theo thời gian thực. Nhờ vậy mà hình ảnh được phản chiếu qua gương, mặt nước, bề mặt sáng bóng không còn đơn thuần là hình ảnh 2D.
Khả năng đổ bóng (Ray traced shadows)
Mô hình nhân vật, vật thể 2D được dựng và tạo bóng gắn vào bề mặt cần đổ bóng nằm song song với chuyển động của vật thể. Nhìn qua có vẻ không có vấn đề gì tuy nhiên khi đến các khu vực có nhiều nguồn sáng bóng sẽ bị đơ và lộ rõ sự “giả trân”.
Với Ray traced shadows, bóng của vật thể sẽ không còn là vật thể 2D được dựng lên mà được tạo ra do các nhân RT Cores sẽ dò tất cả các nguồn sáng có mặt trong màn chơi để xác định độ che khuất của vật thể so với nguồn sáng, từ đó tạo ra bóng của vật thể. Bằng cách này bóng tối của model trở nên trong trẻo, tuân thủ đúng các định luật vật lý và thay đổi linh động tùy vào nguồn sáng.
Khả năng chiếu sáng tổng thể (Ray Traced Global Illumination)
Ánh sáng trong game được thiết kế từ trước, tuy không có vấn đề gì khi trải nghiệm game, nhưng ánh sáng phản chiếu lên nhân vật được người chơi điều khiển sẽ không có được màu sắc và ánh sáng tự nhiên.
Ray Traced Dlobal Illumination giúp ánh sáng phản xạ lên bề mặt vật liệu, môi trường xung quanh tự nhiên hơn. Điều này đòi hỏi một lượng phần cứng vô cùng lớn để xử lý một lượng lớn các tia sáng hoạt động hỗn loạn vừa phản xạ, vừa tán xạ lên bề mặt.
Khả năng đổ bóng môi trường (Ray Traced Ambient Occlusion)
Nếu đổ bóng người chơi đã khó thì đổ bóng của môi trường cũng khó không kém. Với việc có quá nhiều vật thể cần đổ bóng, đa dạng nguồn sáng, cường độ ánh sáng, … Ray Traced Ambient Occlusion giúp các pixel được đổ bóng hoàn hảo dựa theo tính toán luồng ánh sáng từ các nhân RT Cores. Nhờ vậy mà bóng của môi trường trở nên thật, tự nhiên và chi tiết hơn.
Làm sao để bật Ray Tracing?
Để có thể bật được Ray Tracing trước hết bộ máy tính để bàn của bạn cần phải sở hữu card đồ họa có hỗ trợ Ray Tracing và tựa game ấy cũng phải có hỗ trợ Ray Tracing cùng cài đặt DirectX 12.
Cách bật Ray Tracing
Khi máy tính của bạn được trang bị VGA cùng game hỗ trợ Ray Tracing, việc bật tính năng này vô cùng đơn giản.
Bước 1: Vào game > “Setting”
Bước 2: Vào “Graphic” > Tìm mục “Ray Tracing”
Bước 3: Chuyển sang “On” để bật tính năng Ray Tracing
Khi này màn hình game sẽ tự động chuyển sang chế độ Ray Tracing. Với một số game bạn sẽ cần phải khởi động lại trò chơi để game hoạt động mượt mà nhất.
Trên đây là những gì bạn cần biết về Ray Tracing cũng như sức mạnh mà Ray Tracing sở hữu.
Theo dõi thêm các bài viết khác để cập nhật tin tức mới bạn nhé.