Hẹn giờ tắt máy tính là một thủ thuật khá quen thuộc với người dùng khi muốn tối ưu thời gian sử dụng thiết bị. Đây là tính năng cực kỳ hữu ích nếu cần tải một tệp dữ liệu có dung lượng lớn nhưng lại không thể chờ đến khi hoàn thành xong. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt thời gian hẹn giờ tắt máy tính nhanh chóng và dễ dàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Vì sao cần hẹn giờ tắt máy tính?
Có rất nhiều lý do bạn nên biết cách hẹn giờ tắt máy tính cụ thể như sau:
- Tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ cho máy tính.
- Hạn chế được tình trạng xâm nhập khi chính chủ không ở cạnh máy tính.
- Nâng cao hiệu suất thiết bị và khắc phục sự cố trình điều khiển.
- Cải thiện năng suất người dùng: Tắt máy tính tương đương với việc bạn sẽ đóng tất cả các tab, chương trình mà bạn hiện đang làm việc. Vì vậy, khi bạn bật lại máy tính, mọi thứ sẽ rõ ràng hơn, từ đó cũng sẽ tăng năng suất làm việc của người dùng.
Cách hẹn giờ tự tắt máy tính bằng lệnh Run
Cách hẹn giờ tắt máy này khá đơn giản và dễ làm vì chỉ cần:
Bước 1: Nhấn giữ tổ hợp phím Windows + R.
Bước 2: Hộp thoại Run sẽ hiện lên, bạn gõ mã code lệnh sau: Shutdown -s -t 7200
Trong đó ý nghĩa của câu lệnh hẹn giờ tắt máy tính trên như sau:
- Shutdown có nghĩa là tắt máy tính.
- s là viết tắt từ Shutdown.
- t là viết tắt cho từ Time.
- 7200 là khoảng thời gian sau khi lệnh chạy máy sẽ tự động tắt được tính bằng giây.
Bạn có thể dễ dàng thay đổi bằng cách lấy số phút mình muốn hẹn giờ tắt máy nhân với 60 là đã ra số giây. Một số lệnh hẹn giờ tắt máy khác mà bạn có thể tham khảo như:
Thời gian |
Lệnh hẹn giờ tắt máy
|
5 phút |
shutdown -s -t 300
|
10 phút |
shutdown -s -t 600
|
15 phút |
shutdown -s -t 900
|
30 phút |
shutdown -s -t 1800
|
1 tiếng |
shutdown -s -t 3600
|
2 tiếng |
shutdown -s -t 7200
|
3 tiếng |
shutdown -s -t 10800
|
4 tiếng |
shutdown -s -t 14400
|
Bước 3: Sau khi nhập xong lệnh tắt máy tính, Windows sẽ thông báo đến người dùng khoảng thời gian nào máy sẽ chuẩn bị tắt.
Lưu ý: Bạn có thể áp dụng cách này để hẹn giờ tắt máy tính cho Windows 7, 10 hoặc 11 đều được.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn việc tải file, ứng dụng trong thời gian treo máy được nhanh hơn, có thể tham khảo thêm tại cách tăng tốc máy tính các bạn nhé.
Cách hẹn giờ tắt laptop win 10 qua lệnh Command Prompt
Command Prompt hay CMD là hộp thoại người dùng điều máy tính. Dưới đây là cách cài đặt thời gian tự tắt máy tính bằng lệnh Command Prompt:
Bước 1: Bạn hãy gọi hộp thoại Run bằng cách nhấn Windows + R.
Bước 2: sau đó gõ CMD để gọi hộp thoại Command Prompt.
Bước 3: Sau khi hộp thoại CMD xuất hiện bạn tiếp tục gõ lệnh shutdown -s -t 7200
Bước 4: Nhấn Enter lập tức 2 giờ sau máy sẽ tự động tắt.
Dòng lệnh này có cấu trúc như cách 1 thực hiện. Bạn có thể điều chỉnh thời gian một cách dễ dàng. Chẳng hạn như hủy không tắt máy nữa với lệnh shutdown -a.
Cách hẹn giờ tắt máy tính qua Windows PowerShell
Ngoài các cách trên, bạn có thể hẹn giờ shutdown máy tính với Windows PowerShell như sau:
Bước 1: Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Windows ngay bên góc dưới của bên trái màn hình.
Bước 2: Chọn Windows PowerShell (Admin) để gọi hộp thoại Windows PowerShell.
Bước 3: Sau đó nhập mã lệnh shutdown -s -t 7200 và nhấn Enter. Lập tức 2 tiếng sau chiếc máy tính của bạn sẽ tự động tắt.
Và tương tự bạn cũng có thể hủy thao tác hẹn tắt máy với lệnh shutdown -a.
Cách hẹn tắt laptop qua Task Scheduler
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách hẹn giờ tắt máy tính tự động hằng ngày nhưng không phải gõ lệnh lại sau khi khởi động lại máy. Task Scheduler sẽ là công cụ cho phép bạn làm điều đó một cách dễ dàng. Cụ thể bạn sẽ thực hiện qua các bước dưới đây:
Bước 1: Nhấn phím Windows trên bàn phím và gõ Scheduler trên thanh tìm kiếm để gọi Task Scheduler.
Bước 2: Giao diện hộp thoại Task Scheduler hiện lên, các bạn chọn phần Create Basic Task.
Bước 3: Tại mục Name bạn nhập tên muốn đặt cho task. Ví dụ như AutoShutdown.
Bước 4: Tiếp theo tại mục Description bạn có thể viết những quy định thời gian tắt máy mà bạn mong muốn sau đó nhấn Next.
Bước 5: Lúc này, các tùy chọn thời gian sẽ được áp dụng để tắt máy tính. Ví dụ Daily là tắt máy hằng ngày, Weekly: hàng tuần,… Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn sau đó chọn Next để tiếp tục.
Bước 6: Trên hộp thoại vừa xuất hiện chọn Start program rồi nhấn Next để thiết lập.
Trong đó:
-
Start a program là chạy ứng dụng.
-
Send an e-mail (deprecated): gửi các thông báo email của bạn.
-
Display a message (deprecated): gửi thông báo đến màn hình để dễ dàng quản lý.
Bước 7: Chọn Browser truy cập đường dẫn đến thư mục C:\Windows\System32 chọn shutdown.exe.
Bước 8: Ở mục Add arguments bạn nhập lệnh -s -t 7200 (7200 là đơn vị tính giây tương đương 2 giờ).
Bước 9: Nhấn Finish hoàn tất và kích hoạt AutoShutdown.exe vừa tạo hoạt động.
Tuy nhiên khi bạn muốn xóa hay hủy hoặc muốn tắt tạm thời AutoShutdown.exe này thì bạn có thể vào Task Scheduler chọn Task Scheduler Library rồi nhấp chuột phải AutoShutdown.exe.
Với các tùy chọn đề xuất, bạn có thể dễ dàng chọn lựa thao tác xóa hoặc hủy tạm thời cho tác vụ này.
Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt máy tính tự động bằng Shortcut
Shortcut là một “đường tắt” được dùng để truy cập nhanh vào ứng dụng hay thư mục cần tìm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn đã biết nó cũng có thể hẹn giờ tắt màn hình máy tính siêu tiện lợi. Để thao tác hẹn giờ tắt máy với Shortcut, bạn làm như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn click chuột phải vào màn hình Desktop và chọn New, sau đó tiếp tục chọn Shortcut.
Bước 2: Tại mục Type the location of the item, bạn điền lệnh shutdown -s -t 10, với 10 là số giây. Rồi bấm Next để tiếp tục.
Lưu ý: 10 giây là con số biến đổi, bạn có thể thay đổi số giây này theo ý muốn.
Bước 3: Ở giao diện mới hiện ra, hãy điền tên cho Shortcut vừa tạo tại mục Type a name for this shortcut. Cuối cùng bạn chỉ cần chọn Finish để kết thúc.
Để thay đổi thời gian hẹn giờ tắt máy bạn có thể click chuột phải vào Shortcut vừa tạo và chọn Properties. Sau đó bạn hãy thay đổi giá trị trong mục Target theo mong muốn.
Cuối cùng bạn chỉ cần click Ok để xác nhận.
Với 3 bước đơn giản trên, bạn đã có thể hẹn giờ tắt máy với file Shortcut mà không cần phải thao tác nhiều lần như trước đây.
Hướng dẫn hẹn giờ tắt máy trên MacBook
Để hẹn giờ tắt máy tính trên MacBook, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Tại biểu tượng Apple của màn hình, bạn hãy chọn System Preferences. Hoặc bạn cũng có thể dùng phím tắt F4 để mở cài đặt nhanh.
Bước 2: Trong cửa sổ hiện ra, bạn hãy tìm đến biểu tượng Energy Saver như hình.
Bước 3: Nhấn vào thẻ Battery trên đầu bảng và chọn vào nút Schedule ở góc phải màn hình hiển thị.
Bước 4: Tại ô thứ 2, bạn cần tick vào Shut Down. Tiếp đến, cài đặt ngày và giờ mà bạn muốn hẹn máy tính tự động tắt. Cuối bạn chỉ cần nhấn nút OK để hoàn thành.
MacBook sẽ tự động tắt máy theo ngày và giờ bạn đã cài ở bước này.
Hẹn giờ tắt máy tính bằng phần mềm chuyên dụng
Ngoài việc sử dụng các tính năng có sẵn như trên, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để hẹn giờ tắt máy tính. Với các phần mềm sắp giới thiệu dưới đây, bạn hoàn toàn có thể cài đặt thời gian tắt máy chỉ với vài thao tác đơn giản mà không phải thực hiện quá nhiều thao tác.
Phần mềm PC Sleep: Là phần mềm cho phép người dùng tắt máy tính tại thời điểm cụ thể hay trong khung giờ cụ thể.
-
Cung cấp các tính năng thân thiện với mắt và chuột.
-
Cho bạn 30 giây để dừng hẹn giờ trước khi PC Sleep thực hiện chức năng đã chọn.
-
Thực hiện các chức năng liên quan đến khởi động lại hoặc đăng xuất.
-
Không chiếm nhiều dung lượng như hầu hết các chương trình khác
Phần mềm Windows Shutdown Assistant: Là một phần mềm cho phép bạn tự động tắt máy tính vào thời gian đã định.
-
Phần mềm hoạt động tốt trên tất cả các hệ điều hành Windows và luôn có sẵn để quản lý máy tính của bạn bất cứ lúc nào.
-
Hỗ trợ tạo các tác vụ để mở file, URL hoặc khởi chạy chương trình một cách tự động. Từ đó nó sẽ giúp bạn sẽ ghi nhớ các sự kiện quan trọng trong công việc.
-
Đảm bảo an toàn cho dữ liệu và file máy tính: Bạn được phép khóa máy tính của mình và không cho người khác sử dụng máy tính khi bạn vắng mặt.
Phần mềm Sleep Timer: Là một công cụ hoàn hảo cho những người thích nghe nhạc trước khi họ chìm vào giấc ngủ. Bạn chỉ cần cài đặt thời gian trước khi máy tính tự động tắt máy hoặc chuyển sang chế độ ngủ đông.
-
Hoạt động như một chiếc đồng hồ có thể điều chỉnh để hiển thị số phút nhạc sẽ tiếp tục phát.
-
Bộ đếm ngược thời gian giúp người dùng có thể xem nhanh số phút còn lại.
-
Tương thích với một số lượng lớn thiết bị và hoạt động với nhiều phần mềm nghe nhạc khác nhau.
-
Pin sẽ không bị tiêu hao một cách không cần thiết khi chúng ta đang ngủ gật.
Mỗi phần mềm hẹn giờ tắt máy sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó tùy vào nhu cầu cá nhân, mọi người hãy chọn ra cho mình phần mềm phù hợp nhất nhé.
Cách hủy hẹn giờ tắt máy tính
Để hủy hẹn giờ tắt máy tính, bạn có thể thử qua 2 cách phổ biến sau:
Khởi động hoặc tắt máy tính để hủy lệnh hẹn giờ tắt máy tính
Trong trường hợp muốn hủy hẹn giờ tắt máy tính, cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm chính là khởi động hoặc tắt máy tính. Cụ thể bạn sẽ thao tác như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn vào phím Windows, sau đó di chuyển đến biểu tượng Power.
Bước 2: Tùy theo nhu cầu của bạn, hãy chọn Restart hoặc Shutdown để hủy lệnh hẹn giờ tắt máy tính.
Sau khi thao tác hoàn tất, bạn sẽ hủy được lệnh hẹn giờ tắt trên máy tính ngay lập tức.
Hủy Lệnh Hẹn Giờ Tắt Máy Tính Bằng Công Cụ Run
Tuy nhiên nếu bạn muốn hủy không tắt máy nữa bạn có thể gõ shutdown -a vào Run để hủy lệnh. Lúc này sẽ hiện ra thông báo cho bạn rằng máy sẽ không tắt vào khoảng thời gian như đã đặt từ trước nữa.
Với các thao tác này, bạn có thể yên tâm treo máy và nghỉ ngơi rồi nhé.
Với 5 thủ thuật laptop trên bạn hãy lựa chọn cho mình một cách dễ dàng nhất để thực hiện các lệnh tắt máy nhanh chóng khi cần sử dụng tính năng này trên windows nhé! Điện Thoại Vui hi vọng bài viết mang đến các bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thao tác thành công nhé.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các cách hẹn giờ tắt máy tính bằng lệnh, công cụ rất đơn giản giúp bạn tối ưu thời gian cũng như hiệu suất làm việc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các thao tác của bạn trở nên nhanh gọn hơn. Chúc bạn áp dụng thành công trong những lần thử tới và cũng đừng quên chia sẻ bài viết để bạn bè cùng biết nhé!