Hiện nay, vẫn có người dùng tìm cách khôi phục Cloud của tôi trên Zalo vì không thấy file nào hiển thị trong máy tính hoặc điện thoại. Thực ra, lỗi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số biện pháp để xử lý tình huống này.
Tính đến hiện tại, Cloud của tôi trên Zalo là tính năng khá hữu ích và được nhiều người sử dụng. Song, cũng có một số bạn chưa nắm rõ về tính năng này, không biết liệu nó có an toàn không, thời gian lưu trữ dữ liệu ra sao…một số tình huống xảy ra lỗi không đọc được dữ liệu và cách khôi phục Cloud của tôi trên Zalo.
1. Cloud của tôi trên Zalo là gì?
Zalo Cloud (hay còn được biết đến là Cloud của tôi trên Zalo) là một nền tảng cung cấp các giải pháp công nghệ đám mây của Zalo, được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân trong việc lưu trữ, xử lý dữ liệu và nhiều dịch vụ khác.
Thông qua, dịch vụ lưu trữ đám mây Zalo Cloud, người dùng có thể lưu trữ các dữ liệu bao gồm:
- Các tệp tin được chia sẻ qua Zalo để tiện cho việc sử dụng, tra cứu sau này.
- Hình ảnh, video được chia sẻ qua Zalo để giảm tải dung lượng trên thiết bị di động hoặc máy tính xách tay.
- Các tài liệu khác (file PDF, doc, excel…) đều có thể mở trực tiếp trên nền tảng đám mây của Zalo, không cần phải lưu trữ trên bộ nhớ của điện thoại.
Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây sẽ giúp cho người dùng Zalo dễ dàng truy cập và chia sẻ dữ liệu hơn, đồng thời tiết kiệm được dung lượng ổ cứng. Hiện Zalo Cloud cũng hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu trên các thiết bị khác nhau, rất phù hợp với những ai đang dùng nhiều thiết bị cùng lúc (như máy tính bảng, laptop, điện thoại di động…).
2. Các tính năng của Zalo Cloud
Hiện nay, các tính năng chính của Zalo Cloud bao gồm:
- Lưu trữ và chia sẻ file: Sau khi lưu file trên đám mây, người dùng có thể chia sẻ chúng với bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình, những người cũng đang dùng Zalo, thông qua các đường link hoặc chia sẻ trực tiếp bằng tính năng trên Zalo.
- Tạo album ảnh và video: Bạn có thể dễ dàng tạo ra các album ảnh và video trên Zalo Cloud để chia sẻ các album này với người khác. Trong quá trình tạo album, người dùng cũng hoàn toàn có thể sắp xếp các tập tin theo ý muốn riêng, ví dụ như sắp xếp theo chủ đề, thời gian hoặc sự kiện.
- Sao lưu dữ liệu: Zalo Cloud hỗ trợ người dùng sao lưu dữ liệu trên đám mây, giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng, không để chúng mất đi, nhất là khi thiết bị hỏng hoặc bị thất lạc.
- Đồng bộ hóa dữ liệu: Zalo có thể đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau nên bạn chỉ cần lưu file một lần duy nhất.
- Bảo mật dữ liệu: Zalo Cloud có các biện pháp bảo mật dữ liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo các file của bạn được bảo vệ an toàn nhất.
- Nâng cao dung lượng lưu trữ: Mỗi tài khoản Zalo đều có thêm dung lượng lưu trữ miễn phí khi sử dụng Zalo Cloud. Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng cấp lên các gói VIP nếu có nhu cầu sử dụng nhiều dung lượng lưu trữ hơn, dùng nhiều tính năng hơn.
3. Thời gian lưu trữ dữ liệu trên Zalo Cloud
Zalo Cloud lưu được bao lâu?
Theo thông tin từ Zalo thì dữ liệu trên Zalo Cloud được lưu trữ không giới hạn về thời gian. Tức là bạn có thể thoải mái lưu trữ dữ liệu trên Zalo Cloud mãi mãi, miễn là tài khoản Zalo của bạn vẫn còn hoạt động và dữ liệu đó không bị xóa.
Thế nên, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ Zalo Cloud mà không phải lo lắng về thời gian lưu trữ đối với dữ liệu của mình.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu trữ
Mặc dù Zalo Cloud không giới hạn thời gian lưu trữ dữ liệu, nhưng đôi lúc vẫn có thể xảy ra tình huống file không đọc được. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu trữ dữ liệu của bạn trên Zalo Cloud, chẳng hạn như:
- Dung lượng của tệp tin: Nếu dung lượng file mà bạn muốn lưu trữ quá lớn (ví dụ file video trên 1.5GB) thì Zalo Cloud có thể loại xem xét bỏ dữ liệu đó để giải phóng không gian lưu trữ.
- Số lượng tệp tin: Việc lưu trữ nhiều tệp tin cũng sẽ khiến tổng khối lượng dữ liệu trên máy chủ Zalo Cloud tăng lên, từ đó tác động đến hiệu suất cũng như tốc độ lưu trữ của dịch vụ.
- Tần suất truy cập: Việc bạn thường xuyên truy cập vào dữ liệu cũng sẽ tạo ra một lưu lượng truy cập lớn trên máy chủ của Zalo Cloud.
- Tình trạng tài khoản: Nếu tài khoản Zalo không hoạt động hoặc bị khóa thì dữ liệu trên Zalo Cloud cũng sẽ bị mất. Do đó, bạn nên đảm bảo rằng tài khoản Zalo của mình luôn hoạt động và không bị khóa để đảm bảo dữ liệu trên Zalo Cloud được lưu trữ.
- Chính sách của Zalo: Hiện Zalo Cloud không giới hạn về thời gian lưu trữ nhưng rất có thể chính sách sẽ thay đổi trong tương lai.
Có kiểm tra thời gian lưu trữ của dữ liệu Zalo Cloud được không?
Zalo Cloud hiện chưa có tính năng cho phép người dùng kiểm tra thời gian lưu trữ đối với dữ liệu cụ thể. Tuy nhiên, thông thường các dịch vụ lưu trữ đám mây như Zalo hay Google Drive, OneDrive… đều sẽ giữ dữ liệu của bạn vô thời hạn, với điều kiện là tài khoản đăng ký dịch vụ vẫn hoạt động bình thường.
Riêng đối với Zalo Cloud, để đảm bảo dữ liệu của bạn luôn an toàn thì bạn nên thường xuyên đăng nhập và sử dụng Zalo vì sau 45 ngày không đăng nhập thì tài khoản sẽ bị vô hiệu hóa.
4. Cloud của tôi trên Zalo có bị mất không?
Có một số trường hợp người dùng không thể truy cập các file trên Zalo Cloud nên phải tìm cách khôi phục Cloud của tôi trên Zalo. Thực ra, lỗi này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ví dụ như:
Tài khoản Zalo bị khóa hoặc bị xóa
Nếu một tài khoản Zalo bị khóa (deactive) hoặc bị xóa (delete) thì dữ liệu được lưu trên Zalo Cloud cũng sẽ mất. Trường hợp này không có cách nào khôi phục Cloud của tôi trên Zalo nên bạn cần đảm bảo rằng tài khoản Zalo của mình vẫn luôn trong trạng thái hoạt động, không bị khóa hoặc bị xóa.
Quá trình đồng bộ hóa chưa thành công
Dữ liệu Zalo Cloud có thể bị mất nếu bạn sử dụng nhiều thiết bị và xảy ra lỗi trong quá trình đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị với Zalo Cloud không thành công.
Trong trường hợp này, để khôi phục Cloud của tôi trên Zalo thì bạn hãy thử khởi động lại các thiết bị, sau đó bật lại Zalo và tiến hành đồng bộ hóa dữ liệu lại từ đầu. Bạn cần đảm bảo quá trình đồng bộ hóa được thực hiện trọn vẹn thì các dữ liệu mới có thể được đưa lên máy chủ một cách chính xác.
Người dùng vô tình xóa dữ liệu
Đôi lúc, người dùng có thể vô tình xóa dữ liệu trên Zalo Cloud một cách ngẫu nhiên. Trường hợp rất phổ biến đối với những người thuộc tuýp “não cá vàng” là hay lướt Zalo rồi chẳng may lỡ tay xóa đi dữ liệu. Lúc này, dữ liệu sẽ hoàn toàn bị xóa đi và bạn không thể nào khôi phục Cloud của tôi trên Zalo được.
Zalo xóa file
Nếu người dùng không đăng nhập vào tài khoản Zalo trong một khoảng thời gian dài (sau 45 ngày) thì Zalo cũng có thể xóa tài khoản của họ, đồng thời xóa các file trong Zalo Cloud của tài khoản đó để giải phóng dung lượng lưu trữ. Trường hợp này bạn cũng không thể nào khôi phục Cloud của tôi trên Zalo được.
Sự cố kỹ thuật
Cuối cùng, đôi lúc sự cố kỹ thuật như lỗi máy chủ, mất kết nối mạng hoặc lỗi phần mềm có thể dẫn đến mất dữ liệu trên Zalo Cloud. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
5. Dung lượng Zalo Cloud là bao nhiêu?
Hiện tại, dung lượng Zalo Cloud mặc định, áp dụng cho người dùng miễn phí là 2GB. Con số này khá thấp nếu so với 15GB miễn phí của Google Drive hay 5GB miễn phí của Microsoft OneDrive. Dẫu vậy, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên 50GB nếu cần lưu trữ nhiều hơn bằng cách mua gói dịch vụ của Zalo (thanh toán theo tháng hoặc theo năm tùy theo nhu cầu của người dùng).
Nếu bạn thường xuyên sử dụng Zalo Cloud để lưu trữ ảnh, video, tài liệu hoặc các dữ liệu quan trọng khác, hãy chú ý đến dung lượng còn trống và đảm bảo đủ không gian để lưu trữ tất cả các tệp của mình.
Trong trường hợp dung lượng Zalo Cloud đã đầy, bạn có thể giải phóng bằng cách xóa bớt các tệp không cần thiết hoặc nâng cấp lên gói dịch vụ dung lượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
6. Cloud của tôi trên Zalo có an toàn không?
Zalo Cloud được trang bị các tính năng bảo mật tiên tiến nhằm bảo vệ dữ liệu người dùng, bao gồm mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập thông qua tài khoản Zalo và nhiều cơ chế bảo vệ khác.
Tuy nhiên, để bảo vệ thông tin trên Zalo Cloud, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
- Sử dụng mật khẩu mạnh: Đặt mật khẩu đăng nhập Zalo có độ phức tạp cao, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt, đồng thời không sử dụng mật khẩu là các thông tin cá nhân dễ đoán như ngày sinh, số nhà, số điện thoại…
- Bảo mật thông tin đăng nhập: Tuyệt đối không chia sẻ mật khẩu hoặc thông tin tài khoản Zalo với bất kỳ ai.
- Hạn chế lưu trữ thông tin nhạy cảm: Tránh lưu trữ thông tin cá nhân quan trọng, tài liệu mật hoặc thông tin nhạy cảm khác trên Zalo Cloud.
- Sử dụng phần mềm bảo vệ: Cài đặt và cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus trên thiết bị để ngăn chặn các phần mềm độc hại xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động: Thường xuyên kiểm tra các hoạt động đăng nhập và sử dụng tài khoản Zalo của bạn. Nếu phát hiện bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào, hãy báo cáo ngay cho Zalo để được hỗ trợ kịp thời.
7. Tạm kết
Zalo Cloud là một nền tảng công nghệ đám mây hoàn toàn miễn phí, lại được hỗ trợ tiếng Việt và tích hợp trong Zalo nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, một vài trường hợp bạn không thể nào truy cập dữ liệu được có thể là vì file đã bị xóa, quá trình đồng bộ không thành công hoặc sự cố kỹ thuật… Do đó, bạn cần chú ý đăng nhập thường xuyên và kiểm tra file khi sử dụng Zalo Cloud vì nếu file đã bị xóa thì sẽ không có cách nào khôi phục Cloud của tôi trên Zalo.