Keycap là gì? Profile keycap là gì? Một số loại keycap và profile keycap phổ biến nhất hiện nay

Keycap là gì? Hiện tại bạn đang bắt đầu tìm hiểu về bàn phím keycap mà không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau đây là bài viết cung cấp cho bạn các thông tin về keycap là gì, profile keycap, các loại chất liệu cũng như các profile keycap phổ biến trên thị trường hiện nay.

Bàn phím cơ đang ngày càng được sử dụng phổ biến, bởi vì nó đáp ứng tốt cho nhu cầu của người sử dụng. Khái niệm keycap là một khái niệm quen thuộc đối với những người đam mê bàn phím cơ. Vậy keycap là gì? Hãy cùng phân tích và tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây nhé!

Keycap, profile keycap là gì?

Khái niệm keycap là gì?

Khái niệm keycap

Keycap là gì? Nói một cách dễ hiểu thì đây là các nút bấm mà chúng ta hay sử dụng để gõ trên bàn phím cơ. Nó có tác dụng là mang đến cho người dùng trải nghiệm gõ phím tốt hơn, cho bạn cảm giác gõ phím được thoải mái hơn. Keycap không chỉ đáp ứng về mặt công năng mà hiện nay các loại keycap còn được chăm chút về phương diện thẩm mỹ.

Ngày càng xuất hiện nhiều model keycap đa màu sắc, tinh xảo, được trau chuốt về kích thước cũng như chất liệu. Keycap hiện nay được nhiều người dùng ưa chuộng vì vậy nó có nhiều loại giá thành nhằm để phục vụ tất cả các phân khúc và đối tượng khách hàng khác nhau.

Khái niệm profile keycap

Sau khi đã hiểu được keycap là gì thì chúng ta cùng đến với khái niệm của profile keycap. Vậy profile keycap là gì? Nó chính là thông số thể hiện độ cao và độ nghiêng của keycap. Mỗi một profile keycap sẽ mang đến một vẻ ngoài khác nhau và cũng đem lại trải nghiệm gõ phím khác nhau. Mục đích chung của việc các nhà sản xuất tạo ra những loại profile keycap này là nhằm mang đến cho người dùng một trải nghiệm làm việc thoải mái.

Vì sao nên lựa chọn sử dụng keycap?

Vì sao nên lựa chọn keycap?

Việc bạn sử dụng bàn phím cơ keycap giúp bạn định hình phong cách cá nhân cũng như thoả thích thể hiện cá tính và sở thích của cá nhân bạn. Ngoài ra nó cũng giúp cho trải nghiệm gõ phím của bạn khác xa hoàn toàn so với khi sử dụng các loại bàn phím thông thường. Keycap cũng góp phần tạo hứng thú cho bạn trong lúc học tập và làm việc. Trang trí cho không gian làm việc và giải trí của bạn thêm sắc màu, tăng tính thẩm mỹ, sang trọng và thời thượng. Nó có thể hỗ trợ người dùng gõ với tốc độ nhanh chóng, độ chính xác cao hơn bàn phím thông thường.

Keycap không chỉ được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các game thủ, mà còn ở phân khúc người dùng phổ thông.

Các chất liệu sử dụng làm keycap

Chất liệu nhựa ABS

Chất liệu ABS

Keycap sử dụng chất liệu nhựa ABS hay còn được gọi là Acrylonitrile Butadiene Styrene. Nó có các đặc điểm nổi bật là chịu được va đập tốt và có tính đàn hồi cao. Nhựa ABS sử dụng trong sản xuất keycap có giá thành rất phải chăng nên thường phù hợp với đối tượng khách hàng phổ thông.

Có thể dùng mắt thường để nhận diện loại nhựa này, vì nó có màu sắc tươi và rất hài hòa. Hoặc có thể chạm vào để nhận biết nhựa ABS, khi bạn chạm vào bàn phím bạn sẽ cảm nhận được cảm giác cứng cáp của loại nhựa này mang lại. Lúc bạn sử dụng âm thanh của nó sẽ phát ra tách tách giống như khi bạn dẫm phải một mẩu lego cứng.

Ưu điểm

  • Giá thành của chất liệu nhựa này vô cùng phải chăng.
  • Sử dụng chất liệu nhựa ABS giúp keycap chịu được va đập tốt và có tính đàn hồi.
  • Độ đàn hồi khi sử dụng để gõ phím cao.
  • Vì sản phẩm này làm từ nhựa dẻo dễ đúc thành khuôn cho nên mẫu mã sản phẩm đa dạng.

Nhược điểm

  • Sau một thời gian người dùng sử dụng thì trên bề mặt sẽ bị bóng.
  • Nếu chất liệu này bị tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp lâu ngày thì sẽ dễ bị ngả vàng.
  • Dễ để lại dấu bám vân tay khi sử dụng do có độ trơn.

Chất liệu nhựa PBT

Chất liệu PBT

So với keycap sử dụng chất liệu nhựa ABS thì keycap làm từ nhựa PBT cứng hơn và có độ nhám hơn. Loại nhựa này thường được dùng trong các loại bàn phím cao cấp. Để tạo ra loại nhựa này, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao hơn nên sẽ mất nhiều chi phí hơn. Khi gõ phím, loại nhựa này sẽ phát ra âm thanh bụp bụp.

Nếu muốn thành phẩm rẻ hơn thì có thể chỉ sử dụng nhựa PBT làm keycap còn khung bàn phím ta có thể kết hợp 2 loại nhựa khác nhau là PBT và ABS để tiết kiệm chi phí.

Ưu điểm

  • Bàn phím làm từ chất liệu này có độ bền cao.
  • Chống bám bụi bẩn tốt.
  • Bề mặt nhựa nhám, cảm giác trải nghiệm thích hơn nhựa ABS.
  • Sau một thời gian dài vẫn đảm bảo không bị bóng hoặc ngả màu.
  • Dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
  • Có khả năng chịu đựng nhiệt ở nơi có nhiệt độ cao.

Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn so với chất liệu nhựa ABS.
  • Sẽ dễ bị vỡ khi va đập vì chất liệu nhựa giòn.
  • Bàn phím dễ bị cong vênh vì có độ lệch cao.
  • Không đa dạng màu sắc, chỉ có các màu tối.

Chất liệu nhựa PC

Chất liệu PC

Khác hoàn toàn so với 2 loại chất liệu nêu trên, với chất liệu nhựa PC (polycarbonate) mang đến hình dáng trong suốt cực đẹp kết hợp với các bàn phím có đèn LED. Do được sấy với điều kiện tương thích nên nó có độ cứng cực kì cao.

Loại này không được phổ biến như chất liệu PBT hay ABS. Chất liệu này thường được thấy ở các thiết kế cao cấp của Razer. Bên cạnh việc sản xuất riêng thì nhựa PC còn có thể kết hợp với ABS để tạo thành ABS-PC.

Ưu điểm

  • Độ bền của nhựa PC tương đương nhựa ABS.
  • Sau khoảng thời gian dài sử dụng vẫn bền màu, không có tình trạng bị ngả vàng.
  • Chất liệu chống va đập tốt.
  • Độ thẩm mỹ của chất liệu này được đánh giá cực cao.
  • Khả năng ổn định nhiệt độ khá tốt.

Nhược điểm

  • Do chất liệu này trong suốt nên dễ nhìn thấy các vết trầy xước nếu có vô tình va đập mạnh.
  • Khi sử dụng người dùng phải chịu khó vệ sinh keycap thường xuyên.

Chất liệu nhựa POM

Chất liệu POM

Tiếp theo đây chúng ta cùng tìm hiểu xem chất liệu nhựa POM là gì và có những ưu nhược điểm nào. Do độ chống chịu cao và độ chống trầy xước và chống hoá chất mà chất liệu nhựa POM (polyoxymethylene) được xếp vào loại nhựa cao cấp. Các nhà sản xuất hạn chế dùng chất liệu này để làm keycap vì giá thành của sản phẩm sẽ quá cao. Chính vì sự cao cấp và khác biệt này nên nó sẽ tạo nên sự đẳng cấp.

Ưu điểm

  • Keycap này vì chống hóa chất tẩy rửa nên rất thuận tiện cho người dùng vệ sinh.
  • Chất liệu chống trầy xước tốt.
  • Độ bền bỉ được đánh giá cao.
  • Chống các tác động hay va đập cực kì tốt.
  • Sản phẩm được thiết kế tỉ mỉ mang thẩm mỹ cao.

Nhược điểm

  • Ít phổ biến do giá thành sản phẩm cao.
  • Rất phức tạp và gây khó khăn trong khâu chế tác.
  • Độ bám bề mặt khá ít.

Chất liệu nhựa PVC

Chất liệu nhựa PVC

Chất liệu nhựa PVC (polyvinyl chloride) có kết cấu khá cứng cáp nên đa phần được dùng để làm keycap. Loại nhựa này cũng được sử dụng làm keycap rất nhiều, chỉ sau nhựa ABS. Nhựa PVC có độ cứng thuộc vào dạng trung bình, giá thành sản phẩm khá rẻ. Đi kèm theo đó nó cũng dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ.

Ưu điểm

  • Có giá thành hợp lý.
  • Có nhiều kiểu dáng và màu sắc phong phú đa dạng.
  • Dễ vệ sinh và làm sạch do có bề mặt láng mịn.

Nhược điểm

  • Chịu nhiệt độ kém.
  • Độ cứng sản phẩm ở mức trung bình.

Chất liệu bằng kim loại

Keycap không chỉ làm từ nhựa, ngày nay keycap còn được từ kim loại. Kim loại để làm nên keycap thường là chất liệu nhôm, kẽm và hợp kim. Với những loại keycap làm từ chất liệu kim loại sẽ có đa dạng các kiểu dáng đẹp mắt. Vì yêu cầu trong công đoạn sản xuất cao nên sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Mặt khác, bạn cũng có thể tạo ra dấu ấn riêng cho mình với cách in hình, hay in chữ trên các phím keycap.

Ưu điểm

  • Chất liệu kim loại có khả năng chống chịu nhiệt tốt.
  • Có khả năng chịu được va đập tốt.
  • Mẫu mã sản phẩm đa dạng, đẹp mắt và đặc biệt.

Nhược điểm

  • Chất liệu này có giá thành cao.
  • Khi sử dụng bàn phím sẽ tạo ra tiếng ồn.
  • Có một số mẫu keycap kim loại dễ bị bám vân tay.

Một số loại Keycap profile phổ biến hiện nay

Một số loại phổ biến hiện nay

Có 4 loại keycap profile gồm Chery, SA, DSA và OEM.

OEM

OEM (original equipment manufacturer) là loại keycap profile được ưa chuộng nhất. Loại keycap OEM này thuộc loại sculpted profile (phím gõ ở mỗi hàng sẽ có một độ cao và nghiêng khác nhau để có thể phù hợp với chuyển động của các ngón tay khi thao tác gõ). Vì vậy giữa các hàng sẽ có độ cao và độ nghiêng khác nhau. Bên trên bề mặt các keycap cũng sẽ có phần hơi cong lên như hình trụ để ôm vào các ngón tay, hay còn được gọi với cái tên là phím Grab.

Giống như tên gọi của nó, OEM profile được dùng cho các bàn phím gốc của các hãng bàn phím khi vừa tung ra thị trường. Trong đó có các hãng lớn như Razer, Corsair, Logitech,… họ đều sử dụng OEM keycap profile cho các sản phẩm của họ. Vì độ phổ biến của mình nên các OEM profile thường được đánh giá là gây ra cảm giác “nhàm chán” cho người dùng khi gõ.

Cherry 

Cherry profile là dạng keycap bắt nguồn từ hãng Cherry – đến từ nước Đức. Loại profile này có bề mặt phẳng, đều nhau và có độ nghiêng khá lớn ở các hàng cuối. Đây là một dạng keycap được người dùng đánh giá là dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ cao và tạo cảm giác chắc chắn cho người dùng. Tuy không được phổ biến như OEM nhưng Cherry profile cũng được rất nhiều người dùng ưa chuộng do kiểu dáng đa dạng, mẫu mã thiết kế đẹp mắt, cộng thêm vào đó là sự tỉ mỉ đến từng chi tiết của các kỹ sư nước Đức.

Tuy khá giống với OEM nhưng ở độ cao nó có phần thấp hơn. Vì vậy độ nghiêng ở các hàng cuối cũng được điều chỉnh để cân bằng lực của tay khi người dùng thao tác. Cherry rất phù hợp cho các bạn có bàn tay nhỏ hoặc không muốn vươn tay quá nhiều khi thao tác. Lý do mà nhiều người chuyển từ OEM sang Cherry, dù giữa chúng không có quá nhiều sự khác biệt chủ yếu là vì kích thước của nó.

SA

Một số loại đang được ưa chuộng

SA profile được tạo ra bởi thương hiệu Signature Plastics của Mỹ, thương hiệu này nổi tiếng với sự chỉn chu trong từng công đoạn sản xuất. Mỗi keycap của hãng đều được đúc theo công nghệ doubleshot và luôn cho ra chất lượng hàng đầu. Keycap SA thuộc dạng “hardcore”, độ cao phím keycap SA hơn hẳn OEM, rất thích hợp với những người dùng sử dụng nhiều lực khi gõ phím hay những người dùng thích cảm giác mạnh. SA Profile có kiểu dáng cao, độ lõm cũng vừa phải và khi nó kết hợp với chất liệu nhựa ABS nó tạo ra độ bóng mượt cho các phím.

Mặc dù không cho trải nghiệm gõ được tối ưu như ở OEM hay Cherry nhưng SA lại rất được săn đón do thiết kế đẹp mắt, loại này cũng rất hiếm trên thị trường. Đối với những dân chơi bàn phím cơ thì việc sở hữu loại keycap này cũng chứng tỏ được niềm đam mê cũng như sự đầu tư, kiên nhẫn của họ. Bởi phải mất nhiều tháng, thậm chí vài năm mới có thể mua được loại keycap này.

DSA

DSA profile cũng đến từ thương hiệu Signature Plastics. Tuy nhiên, so với người anh em SA, loại keycap DSA này có độ cao thấp và mỗi hàng đều cao bằng nhau. Bề mặt keycap có phần hơi lõm nhẹ để ôm trọn các ngón khi thao tác. Các phím cũng được thiết kế tỉ mỉ, chi tiết, bề mặt phím rộng giúp người dùng không bị gò bó khi sử dụng. Tổng thể có thể thấy DSA cho người dùng cảm giác đơn giản, thuận tiện, hài hòa và thanh lịch. Nhưng với độ cao của mình thì DSA không phù hợp với các loại switch tactile hay clicky, âm thanh phát ra sẽ không trong hay sáng như các loại high profile.

Tạm kết

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho các bạn thông tin về keycap, các loại keycap phổ biến trên thị trường hiện nay. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn keycap sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.