Mã hóa đầu cuối là gì, để làm gì, có tác dụng gì và cách nâng cấp mã hóa đầu cuối trên Zalo là gì được nhiều người quan tâm. Do đó, chúng mình đã tìm hiểu và chia sẻ các thông tin về mã hóa đầu cuối trong bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức bảo mật thông tin khi truyền dữ liệu qua Internet.
Mã hóa đầu cuối là gì?
Mã hóa đầu cuối là một thuật ngữ thường được dùng trong công nghệ bảo mật, vậy, mã hóa đầu cuối là gì, có tác dụng gì?
Mã hóa đầu cuối (End-to-End Encryption – E2EE) là phương thức chuyển đổi thông tin từ
dạng chữ cái, số,… sang dạng mã. Đây là một phương pháp bảo mật dữ liệu khi thông tin được mã hóa trên cả thiết bị gửi và thiết bị nhận. Điều này có nghĩa là chỉ người gửi và người nhận dự kiến mới có thể đọc được nội dung của thông tin ngay cả khi dữ liệu được truyền qua dịch vụ trung gian hoặc các máy chủ khác. Tất cả các bên thứ ba bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể giải mã và đọc hiểu được dữ liệu này.
Việc thực hiện mã đầu cuối sẽ được ứng dụng trong các trường hợp như:
- Trước khi thông tin dữ liệu bắt đầu được lưu trữ hoặc truyền đi một địa điểm nào đó
- Khi các thông tin dữ liệu rời khỏi thiết bị người dùng hoặc các thiết bị đầu cuối
Mã hóa đầu cuối hoạt động như thế nào?
Để có thể bảo mật và không làm tiết lộ thông tin thì phải trải qua quy trình mã hóa đầu cuối đầy đủ. Vậy, cách thức hoạt động của mã hóa đầu cuối là gì, hãy cùng Sforum tìm hiểu các giai đoạn cụ thể trong phần này nhé.
Giai đoạn 1: Khởi tạo và trao đổi khóa:
- Tạo cặp khóa: Khi hai thiết bị A và B bắt đầu giao tiếp, mỗi thiết bị tạo ra một cặp khóa mã hóa, bao gồm một khóa công khai và một khóa riêng tư
- Trao đổi khóa công khai: Thiết bị A gửi khóa công khai của mình cho thiết bị B và ngược lại, khóa công khai có thể được chia sẻ tự do mà không sợ bị lộ thông tin bảo mật
Giai đoạn 2: Mã hóa dữ liệu bằng khóa công khai: Khi thiết bị A muốn gửi một dữ liệu tới thiết bị B, nó sẽ sử dụng khóa công khai của thiết bị B để mã hóa dữ liệu này.
Giai đoạn 3: Truyền dữ liệu hoặc lưu trữ trên điện toán đám mây: Dữ liệu đã mã hóa được gửi qua Internet đến thiết bị B hoặc được lưu trữ trên đám mây. Do đó, trong quá trình truyền tải, dữ liệu vẫn được giữ mã hóa và không thể bị đọc bởi bất kỳ bên trung gian nào bởi không có key giải mã.
Giai đoạn 4: Giải mã dữ liệu khóa riêng tư: Khi thiết bị B nhận được dữ liệu mã hóa, nó sẽ tự động sử dụng khóa riêng tư của mình để giải mã dữ liệu.
Ưu điểm và nhược điểm của mã hóa đầu cuối
Thực hiện mã hóa đầu cuối giúp mang lại một số ưu điểm và nhược điểm trong quá trình bảo mật thông tin như:
Ưu điểm mã hóa đầu cuối là để làm gì:
- Bảo mật quyền riêng tư, chỉ có người gửi và người nhận mới có thể đọc hiểu dữ liệu, do đó tránh bị rò rỉ thông tin cá nhân quan trọng
- Bảo vệ an toàn không gian mạng khi gửi hoặc lưu trữ dữ liệu, không bên thứ 3 nào có thể hiểu dữ liệu, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ bạn đang sử dụng
- Người gửi dữ liệu có thể kiểm soát những người có thể nhận và đọc hiểu dữ liệu
Nhược điểm mã hóa đầu cuối:
- Có thể làm chậm quá trình truyền tải hoặc nhận thông tin do cần tốn thời gian để mã khóa và mở khóa
- Người dùng bị mất khóa riêng tư và không có bản lưu sao chép sẽ không thể khôi phục dữ liệu
- Không thể mã hóa một số thông tin như: địa chỉ IP, thời gian gửi và nhận, danh tính người gửi và người nhận
- Gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi truy cập dữ liệu nhằm mục đích điều tra vì không thể giải mã dữ liệu
Sự khác nhau giữa mã hóa đầu cuối với các loại mã hóa khác
Ngoài mã hóa đầu cuối thì còn có các loại mã hóa khác đó là: mã hóa trong quá trình truyền tải, mã hóa lưu trữ và mã hóa ứng dụng. Bảng so sánh sự khác biệt giữa các loại mã hóa và mã hóa đầu cuối là gì như sau:
Loại mã hóa | Đặc điểm chính | Ưu điểm | Nhược điểm |
Mã hóa đầu cuối | Mã hóa tại điểm đầu và giải mã tại điểm cuối | Bảo mật cao, quyền riêng tư | Quản lý khóa phức tạp, mất dữ liệu |
Mã hóa vận chuyển | Việc mã hóa được thực hiện khi truyền qua mạng | Bảo mật khi truyền dữ liệu, dễ quản lý | Không bảo vệ tại máy chủ trung gian, quyền riêng tư hạn chế |
Mã hóa lưu trữ | Mã hóa khi lưu trữ | Bảo vệ dữ liệu lưu trữ, dễ tích hợp | Không bảo vệ khi truyền, quản lý khóa phức tạp |
Mã hóa ứng dụng | Mã hóa tại ứng dụng | Bảo mật cao, tùy chỉnh | Phức tạp |
Mỗi loại mã hóa có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, mã hóa đầu cuối đặc biệt hữu ích trong các trường hợp yêu cầu bảo mật và quyền riêng tư cao.
So sánh mã hóa đầu cuối và mã hóa tầng giao vận khác nhau như thế nào?
Mã hóa tầng giao vận (Transport Layer Encryption – TLE) là một phương pháp bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền tải qua mạng bằng cách sử dụng các giao thức bảo mật như SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security).
Sự khác biệt giữa mã hóa tầng giao vận với mã hóa đầu cuối là gì như sau:
So sánh | Mã hóa đầu cuối | Mã hóa tầng giao vận |
Phạm vi bảo mật | Toàn bộ quá trình từ thiết bị gửi dữ liệu đến thiết bị nhận dữ liệu | Chỉ trong khi truyền tải dữ liệu qua mạng |
Giải mã | Chỉ tại thiết bị nhận | Tại máy chủ trung gian |
Bảo vệ dữ liệu | Tại toàn bộ quá trình truyền và lưu trữ tạm thời | Trong khi truyền tải dữ liệu |
Quản lý khóa bảo mật | Người dùng quản lý khóa riêng tư | Nhà cung cấp dịch vụ quản lý khóa |
Quyền riêng tư | Ở mức cao, chỉ cho phép ngoài người gửi và nhận truy cập dữ liệu | Ở mức thấp hơn, nhà cung cấp dịch vụ mà người dùng sử dụng cũng có thể truy cập dữ liệu |
Khả năng bị tấn công | Rất khó bị tấn công trung gian | Dễ bị tấn công nếu máy chủ trung gian bị xâm nhập |
Ứng dụng phổ biến | Tin nhắn bảo mật, ứng dụng trò chuyện, email bảo mật | Truy cập web an toàn, giao dịch ngân hàng trực tuyến |
Ứng dụng công nghệ mã hóa đầu cuối Zalo
Zalo là một ứng dụng trò chuyện sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối để bảo mật thông tin dữ liệu của khách hàng. Các dữ liệu dưới dạng chữ viết, văn bản, hình ảnh, video, tệp đính kèm,… đều được mã hóa đầu cuối để đảm bảo chỉ người gửi và người nhận (không bên thứ 3 nào bao gồm cả Zalo) có thể đọc hiểu dữ liệu.
Ngoài ra, người dùng có thể thực hiện cách nâng cấp mã hóa đầu cuối trên Zalo là gì bằng việc thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của Zalo.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mã hóa đầu cuối là gì, để làm gì, có tác dụng gì và cách nâng cấp mã hóa đầu cuối trên Zalo là gì. Với các thông tin hữu ích này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách thức bảo vệ an toàn thông tin khi gửi và truyền tải dữ liệu qua Internet.