Sử dụng smartphone ngoài trời bão có làm tăng nguy cơ sét đánh? Các chuyên gia nói KHÔNG!!

Vào những ngày mưa giông, có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng một vài lần lo sợ bị trúng sét chỉ vì mang theo điện thoại. Thực chất, đây chỉ là lời đồn và chưa được  xác thực.

Trong thời tiết bão và giông khó chịu như hiện tại, có những trường hợp bắt buộc chúng ta phải sử dụng smartphone để liên lạc, phát tín hiệu. Vậy sử dụng smartphone có làm tăng nguy cơ bị tai nạn trong trời giông bão, hay cụ thể hơn là sét đánh? Câu trả lời là không, theo các nghiên cứu báo cáo khoa học.

sử dụng smartphone có làm tăng nguy cơ bị tai nạn trong trời giông bãoSử dụng smartphone đúng cách sẽ không làm tăng nguy cơ bị tai nạn trong trời giông bão

Hoàn toàn có cơ sở để bạn hoài nghi về việc điện thoại thông minh có khả năng thu hút sét khi sử dụng bên ngoài. Cũng có những vụ việc thương tâm do sét gây ra trong lúc sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, nếu cần trong lúc nguy cấp thì hãy sử dụng smartphone, đừng sợ sét.

Smartphone không dễ hút sét như chúng ta tưởng

Báo cáo từ năm 2006 của tạp chí y học đến từ thư viện y học quốc gia Mỹ, việc sử dụng điện thoại di động khi trời mưa bão không làm tăng nguy cơ bị sét đánh. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận này dựa trên nhiều bằng chứng khoa học. Smartphone chỉ là thiết bị nguồn điện thấp, và mức điện từ phát ra từ nó rất yếu, không đủ để tạo thành ‘cột thu lôi di động’.

Smartphone chỉ là thiết bị nguồn điện thấp, và mức điện từ phát ra từ nó rất yếu, không đủ để tạo thành 'cột thu lôi di động'Smartphone chỉ là thiết bị nguồn điện thấp, và mức điện từ phát ra từ nó rất yếu, không đủ để tạo thành ‘cột thu lôi di động’

Nếu nhìn vào bản chất, điện thoại di động không phải là dẫn điện tốt. Vật liệu chủ yếu được sử dụng trong chúng thường là nhựa và kim loại, chúng không dẫn điện như kim loại thuần túy. Vì vậy, chúng không dễ dàng thu hút sét như một cây kim loại cao hay chuỗi dây điện.

Vật liệu chủ yếu được sử dụng trong chúng thường là nhựa và kim loại, chúng không dẫn điện như kim loại thuần túyVật liệu chủ yếu được sử dụng trong chúng thường là nhựa và kim loại, chúng không dẫn điện như kim loại thuần túy

Dẫu có nhiều lí lẽ rằng trong linh kiện smartphone có thành phần kim loại, và kim loại rất dễ thu hút sét nhưng lượng kim loại trên một chiếc điện thoại lại không nhiều như bạn tưởng tượng. Tương tự với các trang sức kim loại như bông tai, nhẫn, dây chuyền, đồng hồ,… không hề có nhiều kim loại đến mức bạn phải sợ hãi và cởi bỏ khi không may gặp phải thời tiết mưa bão, sấm sét.

Không cần sợ hãi và bỏ smartphone khi không may gặp phải thời tiết mưa bão, sấm sétKhông cần sợ hãi và bỏ smartphone khi không may gặp phải thời tiết mưa bão, sấm sét

Khi xưa, điện thoại được đồn đoán có khả năng gây giật lúc thời tiết xấu là do những chiếc điện thoại bàn hồi đó có kết nối dây đồng vốn rất dễ bắt sét và không nên sử dụng. Nhưng thời nay các máy bàn cũng đổi sang xài cáp quang chung với internet còn smartphone thì chả có lấy cọng cáp nào, nên việc dễ dính sét là không có căn cứ.

Khi xưa, điện thoại được đồn đoán có khả năng gây giật lúc thời tiết xấu là do những chiếc điện thoại bànKhi xưa, điện thoại được đồn đoán có khả năng gây giật lúc thời tiết xấu là do những chiếc điện thoại bàn

Đã từng có tai nạn liên quan đến sét, nhưng không trực tiếp từ điện thoại

Chúng ta không thể phủ nhận có nhiều trường hợp tai nạn liên quan đến sấm sét khi đang sử dụng điện thoại. Những tình huống này có thể chia ra thành 2 trường hợp, bị sét đánh bất khả kháng và do sử dụng trong khi đang sạc.

Trường hợp đầu là sét đánh bất khả kháng, thường xảy ra trong trường hợp đứng ở gần nguồn thu sét (gốc cây, ống khói, hồ nước, khu vực trống vắng hoặc gần các công trình kim loại. Những lúc này dù có hay không có sử dụng điện thoại thì nguy cơ gặp sét vẫn rất cao.

Trường hợp đầu là sét đánh bất khả kháng, thường xảy ra trong trường hợp đứng ở gần nguồn thu sétTrường hợp đầu là sét đánh bất khả kháng, thường xảy ra trong trường hợp đứng ở gần nguồn thu sét

Trường hợp thứ hai là do vừa dùng vừa sạc trong lúc trời có giông bão. Thông thường, hệ thống điện trong nhà sẽ có nối đất và CB chống giật để bảo vệ, nhưng trong những tình huống không mong muốn, khi sét đánh vào hệ thống điện và gây ra chập điện, quá tải dòng có thể dẫn đến hư nguồn điện thoại hoặc nặng hơn là chập, cháy thậm chí nổ nếu như có quá nhiều nhiệt trong pin của điện thoại.

khi sét đánh vào hệ thống điện và gây ra chập điện, quá tải dòng có thể dẫn đến hư nguồn điện thoạiKhi sét đánh vào hệ thống điện và gây ra chập điện, quá tải dòng có thể dẫn đến hư nguồn điện thoại

Đừng vội tin điều gì khi chưa có căn cứ

Bão đang đến và trời giông với sấm sét là không thể tránh khỏi, nếu như bạn rơi vào trường hợp cấp bách ở ngoài nhưng ngại sử dụng điện thoại, hãy cứ sử dụng đi. Theo Hiệp hội mạng di động của Úc, không có smartphone để gọi cấp cứu trong lúc đang nguy cấp hoặc có người khác đang gặp tai nạn do sấm sét mới là đáng lo, còn sử dụng trong thời tiết xấu không phải là vấn đề.

Không có smartphone để gọi cấp cứu trong lúc đang nguy cấp hoặc có người khác đang gặp tai nạn do sấm sét mới là đáng loKhông có smartphone để gọi cấp cứu trong lúc đang nguy cấp hoặc có người khác đang gặp tai nạn do sấm sét mới là đáng lo

Tuy nhiên, không phải vì như thế mà bạn vẫn dửng dưng sử dụng smartphone trong thời tiết mưa bão. Vì ngoài nguy cơ sấm sét, chúng ta còn có những hiện tượng khác phải cẩn trọng đến như gió, lũ,… Sử dụng smartphone trong thời tiết khắc nghiệt có thể làm ảnh hưởng đến máy, và làm mất đi sự cảnh giác của bạn khi quá tập trung vào thiết bị, vốn dĩ là điều không nên.

Tuy nhiên, không phải vì như thế mà bạn vẫn dửng dưng sử dụng smartphone trong thời tiết mưa bãoTuy nhiên, không phải vì như thế mà bạn vẫn dửng dưng sử dụng smartphone trong thời tiết mưa bão

Mặc kệ điện thoại, ta nên tìm nơi trú ẩn an toàn

Trong tình huống có bão hay sấm sét, điều quan trọng nhất không phải là việc bạn có đang sử dụng smartphone hay không, mà là bạn đang ở đâu và làm gì. Đúng là, điện thoại di động của bạn có thể cung cấp cho bạn thông tin cụ thể về thời tiết và hướng dẫn sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu bạn bị mắc kẹt ngoài trời trong một cơn bão, điều quan trọng nhất bạn cần làm là tìm nơi trú ẩn an toàn

Trong tình huống có bão hay sấm sét, điều quan trọng nhất không phải là việc bạn có đang sử dụng smartphone hay khôngTrong tình huống có bão hay sấm sét, điều quan trọng nhất không phải là việc bạn có đang sử dụng smartphone hay không

Vì thế, khi trời giông sét, bạn hãy tránh xa những nơi có nguy cơ hút sét như hồ nước, bồn nước, đặc biệt là tránh xa các gốc cây vì rất nguy hiểm. Nếu trời giông quá nặng, hãy nhanh chóng tìm chỗ trú và cất xe máy là thượng sách, bởi xe máy có lượng kim loại rất nhiều và có cả xăng hoặc pin điện, vốn rất dễ gây cháy nổ.

Tổng kết

Chung quy lại, smartphone không có đủ nhiều kim loại để thu hút sét. Nếu trong tình huống cấp bách hãy dùng smartphone để liên lạc nhờ sự giúp đỡ. Hi vọng mọi người đều an toàn, cơn bão sẽ nhẹ hơn và sớm qua đi.